Nhật Bản là một trong những nước có sự nổi tiếng về văn hóa giao tiếp với nhiều quy tắc và lễ nghi khác nhau. Vậy có bao nhiêu loại văn hóa giao tiếp của người Nhật? Những văn hóa đó là gì? Cùng đọc bài viết này của vietducedu.vn để tìm được đáp án cho những câu hỏi trên nhé.

1. Cúi chào

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, cúi chào là một việc làm rất quan trọng thể hiện sự tôn trọng giữa đôi bên. Tùy vào quan hệ giao tiếp và địa vị xã hội thì sẽ có các kiểu cúi chào khác nhau. Nhưng có một quy tắc không thể thay đổi đó chính là người có địa vị thấp hơn luôn là người chào người cấp trên trước.

Động tác cúi chào trong văn hóa giao tiếp của người Nhật không chỉ là hành động cúi người xuống một cách đơn giản mà nó còn yêu cầu về mặt kỹ thuật. Khi chào, người Nhật Bản phải luôn giữ lưng thật thẳng với tư thế ngẩng cao đầu. Nửa trên sẽ hướng về phía trước nhẹ nhàng trong khi nửa thân dưới phải giữ theo một đường thẳng.

Đối với nữ giới, hai tay đặt ở vạt áo trước và tạo thành hình chữ V, còn đối với nam giới thì hai tay sẽ phải đặt học theo thân người. Cúi chào càng lâu thì sẽ càng thể hiện được sự tôn trọng của người chào đối với người đối hiện.

Văn hóa cúi chào của nam giới Nhật Bản, duỗi thẳng tay

Động tác cúi chào không chỉ mang ý nghĩa là chào hỏi mà còn dùng để thể hiện lòng biết ơn, xin lỗi.

2. Giao tiếp bằng mắt

Đối với người Nhật, việc giao tiếp bằng mắt cần có chuẩn mực nhất định. Hành vi nhìn thẳng vào mắt của người đối diện được đánh giá là hành vi thiếu lịch sự.

Theo đó, tỷ lệ giao tiếp bằng mắt của người dân Nhật Bản là rất thấp. Đặc biệt, họ có quan niệm với phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người khác phải nhìn đi chỗ khác.Nếu họ nhìn chăm chú vào mắt đối phương thì sẽ được coi là sự thiếu đứng đắn, thiếu đức hạnh.

3. Văn hóa tặng quà

Tặng quà là đã trở thành một thói quen hiện hữu trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Họ không chỉ tặng quà trong các dịp lễ tết, sinh nhật mà còn tặng quà trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để thể hiện sự cảm ơn, chia sẻ.

Ngoài mặt ý nghĩa, nội dung của món quá thì người Nhật còn đặc biệt chú ý đến việc trang trí món quà.

Trang trí đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp Nhật Bản

Họ cho rằng qua cách trang trí món quà, người nhận có thể biết được liệu người gửi có thật sự coi trọng, để tâm đến món quà hay không. Ngoài ra, quà cũng là sản phẩm giúp người Nhật đánh giá được sự khéo léo của người gửi. Chính vì vậy mà quà thường được trang trí công phu và thể hiện tính biểu trưng cao.

4. Vẫy tay

Người nhật cũng coi trọng hành động vẫy tay trong văn hóa giao tiếp. Nếu bạn muốn gọi cho ai đó bằng cách vẫy tay thì bạn cần đặt lòng bàn tay mình hướng xuống, bàn tay thẳng. Việc để ngón tay cong xuống khi vẫy tay được xem là hành vi tục tĩu.

Không những vậy, bạn sẽ được đánh giá là người thô lỗ nếu bạn chỉ thẳng tay vào người khác. Vì vậy bạn cần mở rộng bàn tay và để có hướng lên phía bên trên để vẫy tay với người khác.

5. Im lặng

Im lặng là văn hóa giao tiếp mà người Nhật thường dùng trong giao tiếp hàng ngày khi họ cảm thấy nghi ngờ về lời nói của đối phương.

Văn hóa im lặng Nhật Bản, hành động nhiều hơn lời nói

Ngoài ra, người Nhật thường quan tâm nhiều hơn về hành động. Họ tin rằng những hành động thực thế tốt hơn nhiều so với việc nói nhiều nên họ sẽ thường giữ im lặng.

Trong các cuộc hội họp, đàm phán đôi bên, người Nhật sẽ lắng nghe thông qua hành động im lặng nhiều hơn. Người ở chức vụ càng cao thì càng ít nói và chỉ nói về điều trọng tâm, quan trọng nhất hoặc đưa ra những phán quyết.

6. Văn hóa gật đầu

Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, hành động gật đầu chỉ có ý nghĩa thuần túy nhất là thể hiện sự tôn trọng trong cuộc hội thoại. Những cái gật đầu, nụ cười chính là dấu hiệu cho thấy họ đang lắng nghe một cách lịch sự nhất.

Văn hóa này hoàn toàn khác biệt so với phương Tây khi gật đầu có nghĩa chỉ sự đồng ý.

7. Xin lỗi và cảm ơn

Người Nhật Bản sử dụng rất nhiều cụm từ khác nhau với nghĩa là xin lỗi. Nó có thể được dùng để xin lỗi với một thái độ hối lỗi, xin lỗi về một vấn về nghiêm trọng nào đó, xin lỗi một cách lịch sự, xin lỗi trong giao tiếp thông thường hay xin lỗi khi có mối quan hệ thân mật,..

Xin lỗi, yếu tố luôn được coi trọng bởi người Nhật

Văn hóa giao tiếp của người Nhật thường rất coi trọng việc cảm ơn và xin lỗi nên họ sử dụng những cụm từ này một cách thường xuyên, hàng ngày.

8. Trang phục trong giao tiếp

Trang phục cũng được xem là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật.

Tùy vào từng loại đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh khác nhau mà người Nhật sẽ có những lựa chọn khác nhau về mặt trang phục. Tuy nhiên, văn hóa giao tiếp của người Nhật về trang phục luôn phải đề cao sự tinh tế, kín đáo và tế nhị, đặc biệt là sự sạch sẽ và không được nhàu nát.

Trong các dịp đặc biệt, họ sẽ mang trang phục truyền thống là Kimono để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của buổi lễ.

Lời kết

Việc hiểu văn hóa giao tiếp của người Nhật là một việc làm vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn sinh sống và làm việc ở đây. Điều này giúp bạn dễ dàng thích nghi và có thể hòa nhập với cuộc sống ở đất nước mặt trời mọc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách truy cập trang web này, bạn đã đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.